Khám phá lăng Khải Định - Độc đáo kiến trúc Đông và Tây kết hợp: Theo quan niệm "Sống gửi thác về" của nhà nho và triết lý "Vô thường" của nhà phật, cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm thời khi thác về thế giới bên kia mới là cuộc sống thực. Vì thế người Việt Nam từ xa xưa đã rất coi trọng nơi yên nghĩ cuối cùng của mình. Những lăng mộ của các đời vua nhà Nguyễn trên đất Huế vì thế cũng trở thành các công trình kiến trúc độc đáo ghi lại dấu ấn của cả một giai đoạn lịch sử, đông thời thể hiện quan niệm, tính cách quan điểm thẩm mỹ của từng vị vua.
Vua Khải Đinh, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn là người cuối cùng cho xây dựng lăng tầm chuẩn bị cho sự ra đi của mình. Ngay từ khi lên ngôi ở độ tuổi 31, vua Khải Định đã say sưa thiết kế nơi đặc biệt này cho bản thân. Cho đến nay Lăng Khải Định là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất tai Huế. So với các lăng tầm của các vị vua trước, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn nhưng lại tốt nhiều thời gian và công sức. Ngay từ khi khởi công xây dựng vào năm 1920, Khải Định đã xin chính quyền bảo hộ Pháp cho tăng thuế để dành tiền cho việc xây dựng lăng tầm của mình. Nguyên vật liệu được mua ở khắp mọi nơi từ Pháp cho đến Trung Hoa và Nhật.
Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật cao 127 bậc. Trước hết, vào lăng phải đi qua hệ thống 37 bậc, thêm 29 bậc nữa là đến sân Trầu, Bái Đình. Hai bên sân Trầu có hai hàng tượng hướng mặt vào giữa sân, các tượng đá được tạc rất công phu bằng chất liệu đa hiếm và đều có khí sắc. Hàng rào của lăng có phần tương tự như những hàng rào của các giáo đường, đây là những kiến trúc chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã. Hai cột trụ biểu hình chóp mũi nhọn ảnh hưởng kiến trúc phật giáo của Ấn Độ. Ở giữa là bia Định hình bát giác trong đó có bia đã với nhưng hàng cột bát giác và vòm cửa theo lỗi Roman biến thể. Rõ ràng tổng thể kiến trúc của lăng là sự kết hợp từ Đông sang Tây, giữa cổ điển và hiện đại. Nó cho thấy một quan điểm thẩm mỹ khác biệt hoàn toàn với các lăng tầm của các vị vua khác. Vào trong lăng, sự sáng tạo và phá cách càng được thể hiện rõ nét. Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của lăng gồm 5 phần liền nhau. Phần phía trước là Điện Khải Thành, nơi có khám thờ và chân dung vua Khải Định. Hai bên là Tả, Hửu trực phòng. Phần ở giữa là chính tầm, nơi có mộ phần của nhà vua. Phần trong cùng là khám thờ bài vị của ông vua quá cố.
Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những Phù Điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Mỗi tác phẩm cho thấy sự tài hoa của các nghệ nhân thời bấy giờ. Tại đây có bức bích họa vô giá, lớn vào loại bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian giữa trong cung Thiên Định, sau hơn 80 năm đến nay bức họa này vẫn không hề phai màu, nét mực vẫn tươi nguyên. Đó là bức bích họa Cựu Long Ẩn Vân. Ở phần chính tầm của cung Thiên Định có một chiếc biểu táng với những đường lượng mền mại, thanh thoat khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa có thể giao động trước gió nhưng không nghĩ rằng đó là một khối bê tông cố thép nặng gần 1 tấn. Dưới biểu táng là tượng vua Khải Định bằng đồng được đúc tại Pháp. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng 1 đường toại đạo dài gần 30m bắt đầu từ phía sau bia Định.
Cho đến nay lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi đánh giá về quan điểm thẩm mỹ của vị Vua này. Giẫu vậy, lăng Khải Định vẫn có vị thế nhất định bởi sự khác lạ so với hệ thống lăng tầm triều Nguyễn ở Huế và hệ thống lăng tầm ở Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Lăng khải Đình đã tạo nên nét hiện đại, sự phá cách góp, phần tạo tiền đề cho sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây sau này.